Xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
ăm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) đã được triển khai đồng bộ, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Các biện pháp tránh thai (BPTT) cung cấp đa dạng trên cả 3 kênh: Miễn phí, tiếp thị xã hội, xã hội hoá. Số người sử dụng BPTT là hơn 20.000 người, đạt 101,9% kế hoạch. Tỷ số giới tính khi sinh là 114,4 nam/100 nữ, giảm 0,5 điểm % so với năm 2020.
Tư vấn về việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cho phụ nữ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Để duy trì các hoạt động tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai (PTTT) và hàng hóa sức khỏe sinh sản (SKSS) được đẩy mạnh với 100% trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế tuyến xã, các hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh cùng đội ngũ viên chức dân số cấp xã và trên 3.100 cộng tác viên dân số tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS. Các phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao cho dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được đảm bảo về số lượng, chất lượng, và theo quy định của Bộ Y tế. Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi của người sử dụng từ chờ cung cấp PTTT miễn phí sang mua, sử dụng qua kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa. Nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ đã xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch các BPTT cho các huyện, thành phố. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí T.Ư giao phục vụ mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế cấp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Chủ động đề nghị nguồn kinh phí địa phương đầu tư mua thuốc thiết yếu, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao nhằm đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật khi cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Hiện nay, viên uống tránh thai miễn phí đã được cung ứng đầy đủ cho người dân. Tuy nhiên, bao cao su miễn phí, que cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai không được cấp đủ so với nhu cầu, từ đó cần phải thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa PTTT và dịch vụ KHHGĐ. Tình trạng phá thai vẫn còn cao, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2015 có 4.850 ca (5% là vị thành niên), năm 2019 có 3.280 ca (4,5% là vị thành niên). Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế sử dụng để cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai còn hạn chế, đặc biệt ở tuyến xã. Tiếp thị xã hội, xã hội hóa PTTT và dịch vụ KHHGĐ còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Kiến thức, kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng của người cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ vô sinh, ung thư vú và ung thư tử cung, nhiễm khuẩn đường sinh sản có xu hướng tăng ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc gia đình.
Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, CSSKSS; cho nhóm dân cư có nhu cầu và có khả năng chi trả; chú trọng dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Ngành y tế phấn đấu trong thời gian tới 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các BPTT hiện đại, hỗ trợ sinh sản, sự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT hiện đại đạt 50% và giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn. 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu, được tư vấn và sử dụng biện pháp tránh thai, sản phẩm và dịch vụ phòng ngừa, phát hiện, xử lý nhiễm khuẩn đường sinh sản. Ít nhất 30% phụ nữ từ 30-54 tuổi có nhu cầu được tư vấn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư cổ tử cung và phụ nữ 40 tuổi có nhu cầu được tư vấn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư vú…
Thời gian tới, Chi cục DS - KHHGĐ tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị xã hội các BPTT phi lâm sàng; thực hiện tốt xã hội hóa dịch vụ KHHGĐ. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của hệ thống y tế Nhà nước và tư nhân, đặc biệt quan tâm đến trẻ vị thành niên, thanh niên.
Hải Hà