Chủ động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ở người lao động
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp, do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Một số loại bệnh nghề nghiệp thường gặp như bệnh điếc do tiếng ồn, bệnh nhiễm độc benzen, bệnh viêm phế quản mạn tính, Bệnh bụi phổi silic…Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ, hay còn gọi là mạn tính. Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.
Để chủ động phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tham mưu Sở y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030. Phối hợp với thanh tra Sở Lao động Thương binh- Xã hội tiến hành điều tra các vụ tai nạn lao động nặng kết hợp kiểm tra các doanh nghiệp về công tác y tế lao động, vệ sinh an toàn lao động. Phối hợp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tiến hành tập huấn về công tác vệ sinh lao động và sơ cấp cứu ban đầu tai nạn lao động…Trong năm 2021, Trung tâm đã tổ chức quan trắc môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh lao động cho từ 3 - 5 Bệnh viện, Trung tâm Y tế và 40 cơ sở sản xuất. Tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho hơn 40 doanh nghiệp với khoảng trên1.500 người lao động về ảnh hưởng phát sinh trong môi trường lao động tới sức khỏe, hướng dẫn các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn. Khám bệnh nghề nghiệp cho trên 2.000 người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp… Chủ động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ở người lao động Bệnh nghề nghiệp rất dễ bắt gặp ở bất cứ ngành nghề nào, chúng ta có thể phòng tránh, hạn chế bệnh bằng nhiều cách. Nhất là các đơn vị, doanh nghiệp có nhiều người lao động (NLĐ) có nguy cơ cao mắc, hằng năm cần tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; cách chăm sóc sức khỏe, sử dụng bảo hộ lao động cho NLĐ, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, ứng dụng các giải pháp an toàn nhằm cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt là chủ động phối hợp với cơ sở y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để có chế độ điều trị kịp thời. Các doanh nghiệp thực hiện khám sức khỏe và khám bệnh nghề nghiệp theo quy định, khi phát hiện ra NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp cần đưa đi tư vấn y tế và điều trị kịp thời.
Riêng cá nhân NLĐ có thể chủ động bảo vệ sức khoẻ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp bằng cách bảo hộ đầy đủ khi lao động; chủ động khám sức khoẻ định kỳ. Khi có biểu hiện nhiễm bệnh nên đến cơ sở y tế khám, tránh tự chữa trị tại nhà vì sẽ gây tác dụng phụ về sau. Thu Hương | |