A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường phòng chống các bệnh truyền nhiễm

 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm, tỉnh Hải Dương đã triển khai khẩn trương, quyết liệt nhiều giải pháp huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể cũng như việc tích cực, chủ động của người dân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng

 

Tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

 

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh Covid -19 tại tỉnh ta đã cơ bản được kiểm soát, theo số liệu thống kê từ ngày01/01đến hết ngày 30/6 đã ghi nhận 359.064 trường hợp mắc rải rác tại các địa phương. Kết quả giải trình tự gen cho thấy chủng vi rút lưu hành tại Hải Dương là Delta và Omicron. Tính đến hết ngày 30/6, đã có 361.696 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh, hiện còn 75 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở điều trị và tại nhà. Ghi nhận 143 trường hợp tử vong, các trường hợp tử vong đa số mắc bệnh nền và chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ vaccine phòng Covid-19.Tuy nhiên các bệnh truyền nhiễm khác có diễn biến phức tạp như: bệnh thủy đậu ghi nhận 51 trường hợp, tăng (38 trường hợp) so với cùng kỳ năm 2021, tay chân miệng198 trường hợp tăng (150 trường hợp), sốt xuất huyết 26 trường hợp, tăng (22 trường hợp). Về công tác tiêm chủng mở rộng đều đạt tỷ lệ thấp, không đạt chỉ tiêu cụ thể như tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine: 9.773/27.823 người, đạt 35.13% kế hoạch,uống vắc xin bOPV mũi 3: 4.780/27.823 đạt 17.18%; tiêm AT cho PN có thai: 6.898/27.860 đạt 24.76 %... nguyên nhân do các đơn vị không rà soát, cập nhật đầy đủ lịch sử tiêm chủng cho các đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Mặt khác, do tình hình dịch bệnh Covid-19 liên tục có diễn biến phức tạp các bậc phụ huynh lo ngại không đưa trẻ đi tiêm chủng.

 

Nhằm tăng cường công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, các phòng khám đa khoa thực hiện phân luồng sàng lọc theo cáchướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người dân cài đặt các phần mềm khai báo y tế, quản lý xét nghiệm và tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; tích cực, khẩn trương triển khai tiêm vaccine, đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng tiến độ.

 

Tăng cường quản lý, chỉ đạo  giám sát, kết hợp cùng cán bộ của Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã giám sát tình hình sốt rét tại địa phương. Tập trung cao độ vào việc giám sát quản lý những người có nguy cơ mắc sốt rét cao là những người thường xuyên ra vào vùng sốt rét lưu hành, thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây trong và ngoài nước chủ yếu là những người từ vùng Châu Phi đặc biệt là từ Ăngôla trở về địa phương.Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân về cách phòng chống và điều trị sốt rét. Chuẩn bị hóa chất, trang thiết bị và nhân lực sẵn sàng triển khai các hoạt động bao vây ổ dịch khi có dịch xảy ra;Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phòng chống dịch các tuyến, nhằm đảm bảo đáp ứng có hiệu quả trong phòng chống dịch; Phối hợp các địa phương thực hiện điều tra, giám sát các chỉ số véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, Zika, viêm não Nhật Bản B,...

 

Để triển khai có hiệu quả công tác tiêm chủng trong thời gian tới, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về đẩy mạnh “Chiến dịch tiêm chủng” cho người dân theo kế hoạch. Không chờ đợi, lựa chọn vaccine, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả. Tiếp tục tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác tiêm chủng; bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và vật tư tiêm chủng để triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19; đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm quản lý tiêm chủng Covid-19 và cập nhật thường xuyên số liệu về đối tượng tiêm chủng, số liều vaccine sử dụng.Triển khai tiêm mũi 4 cho các đối tượng cần tiêm chủng theo qui định của Bộ Y tế.Đối với các địa phương tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, chủ động triển khai tổ chức “Chiến dịch tiêm chủng” cho người từ 12 tuổi trở lên, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở các khu, cụm công nghiệp, các trường học...; tiêm lưu động tại nhà cho các đối tượng yếu thế, khó khăn khi đi lại...chỉ đạo các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp rà soát, tra cứu lịch sử tiêm chủng của các đối tượng trong diện quản lý, cập nhật bổ sung lịch sử tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Nếu trẻ chưa được tiêm đầy đủ các loại vắc xin, thì tổ chức tiêm bù, bổ sung theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

                                                                        Hải Hà

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
TIN TỨC - SỰ KIỆN