A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những “trinh sát” tiêu diệt Covid-19.

 

Trong cuộc chiến chống Covid-19, có những cán bộ y tế tuyến đầu ít người biết đến vì công việc họ thường thầm lặng. Cần mẫn, nhận định dịch tễ và phân tích yếu tố nguy cơ từng ca bệnh, chỉ định lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, họ được coi như là những “trinh sát” dẫn đường trước khi quyết định cho cuộc khoanh vùng và tiêu diệt Covid-19.

 

Họ là những cán bộ dịch tễ, những cán bộ xét nghiệm làm việc cần mẫn không phân biệt ngày đêm. Sau khi xuống cộng đồng nắm bắt yếu tổ dịch tễ,trở về phân tích dịch tễ, thực hiện kết quả khẳng định để có những định hướng sớm nhất, nhanh nhất cho các quyết định để phong tỏa, cách ly ca bệnh và các trường hợp liên quan và khoanh vùng xử lý các ổ dịch.

Bác sĩ Phạm Thị Huyền lấy mẫu bệnh phẩm xet nghiem cho công nhân công ty TNHH UMC Tân Trường- Cẩm Giàng

Không đón giao thừa tại nhà, làm việc không biết thời gian và ngày tháng, chớp nhoáng những bữa ăn rất muộn; tiếp tục bắt tay vào công việc đó là những hình ảnh quen thuộc của những cán bộ y tế nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19. Sẵn sàng đối mặt hiểm nguy, nhiều đêm trắng không ngủ, giọng bị mất tiếng nói không rõ lời, thậm chí stress tuy nhiên các cán bộ y tế vẫn không chùn bước chiến đấu với kẻ thù đó là virus gây bệnh Covid-19.

 

Chị Vũ Thị Huyên và nhiều cán bộ CDC đã gắn bó dòng dã với cuộc chiến ở 3 đợt dịch tại Hải Dương. Ở vụ dịch lần này chị Huyên cùng chồng đều đi chống dịch nên gửi con về ông bà hai bên nội ngoại chăm giúp. Cả một tháng dòng dã gia đình không đoàn tụ, 2 con bé không được gặp mặt cha mẹ. Ngày 23.2, sinh nhật con trai 2 tuổi, không gặp được con chị H mua chiếc máy xúc cát đồ chơi gửi về và gọi điện chuyện trò với bé. Nước mắt rơm rớm, giọng nghẹn lại khi cháu bé bí bô nói chưa sõi “mẹ vắng nhà”chị Huyên cùng chúng tôi như nghẹn ngào khi giữa thời bình mà cuộc sống và xa cách không khác gì lúc chiến tranh lửa đạn.

 

Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, bác sĩ Phạm Thị Huyền, khoa Bệnh nghề nghiệp tăng cường cho hoạt động xét nghiệm đã gắn bó ròng rã suốt hơn một tháng nay tại cơ quan không về nhà. Chồng đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, 02 con nhỏ chị gửi bà nội trông giúp ở lại đón giao thừa và làm nhiệm vụ tại đơn vị. Thương con còn bé và nhớ gia đình song với chị Huyền nhiệm vụ cao cả của đơn vị là số một và cá nhân chị đau đáu đã góp được một phần sức lực của mình với đơn vị trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19. Gặp chị Huyền sau bữa cơm tối muộn gần 21 giờ ngày 23.2, trò chuyện được vài câu chị  Huyền lại xách vật tư và đồ bảo hộ cùng đoàn đi lấy mẫu tại ổ dịch xã Kim Liên, Kim Thành lấy mẫu trong đêm. Cùng các đồng nghiệp và các em sinh viên lên xe với khí thế quyết tâm chống dịch cao, vẫy tay chào chúng tôi và họ lại một đêm trắng đi tìm diệt Covid-19 vì sức khỏe cộng đồng.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngũ Duy Nghĩa(đứng) và các đồng nghiệp đang phân tích yếu tố dịch tễ ca bệnh với tổ giúp việc

Không phân biệt cán bộ y tế Trung ương hay địa phương, những cán bộ Tổ công tác đặc biệt của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bám trụ tại ổ dịch Hải Dương suốt từ ngày 27.1. Gần 20 năm gắn bó tại Khoa Truyền nhiễm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tiến sĩ, bác sĩ Ngũ Duy Nghĩa đã từng đi nhiều tỉnh thành và chống nhiều các dịch bệnh nguy hiểm. Đối với dịch bệnh Covid-19  bác sĩ Nghĩa từng bám trụ với các điểm nóng trong các vụ dịch như Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hạ Lôi (Mê Linh- Hà Nội); Đà Nẵng thậm chí Thế giới bò tươi, Thành phố Hải Dương. Tuy nhiên với vụ dịch đợt 3 tại Hải Dương lần này thì gian nan và nhiều thử thách. Anh Nghĩa cùng thành viên của Tổ cùng rà soát cân nhắc kỹ lưỡng phân tích tình hình dịch và đưa ra các định hướng phòng chống dịch. Với anh đây là vụ dịch CDC và tổ công tác vô cùng vất vả và tình hình diễn biến của dịch rất đặc biệt và vô cùng phức tạp. Mức độ lây nhiễm của virus gây bệnh tại Hải Dương lần này rất nhanh, dịch có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh quãng thời gian nhất định trước khi ca bệnh đầu tiên từ bên Nhật thông báo về. Dịch xảy ra ở nhóm đối tượng hết sức đặc biệt như công nhân trong nhà máy, nhân viên quán Karaoke nên gây khó khăn lớn cho vấn đề truy vết. Gần 1 tháng  sát cánh ngày đêm cùng cán bộ khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm- Ký sinh trùng- Côn trùng CDC,anh Nghĩa cùng tổ công tác hàng ngày thu thập thông tin từng ca bệnh để truy vết tìm điểm mốc dịch tễ từ đó có những hướng chỉ định khoanh vùng, định hướng lấy mẫu diện rộng hoặc hẹp. Định kỳ đánh giá nguy cơ toàn tỉnh, chi tiết các huyện đặc biệt ở những địa phương có ổ dịch để tham mưu đưa ra phương hướng chỉ đạo khoanh vùng và dập dịch. Anh Nghĩa nhận định tình hình dịch tại Hải Dương hiện nay đã cơ bản được kiểm soát, Hải Dương đã thực hiện xong giai đoạn chống đỡ với dịch và đứng vững, tiếp đó sang giai đoạn cầm cự không cho dịch phát triển mạnh hơn và đến thời điểm  hiện tại sẽ là thời điểm tổng phản công. Ở giai đoạn phản công chúng ta sẽ chủ động vừa chống dịch vừa đi tìm nguồn lây nhiễm và ca bệnh đang lẩn khuất tiến tới vét sạch các nguồn lây tại cộng đồng.

 

Bác sĩ Nguyễn Hải Tuấn, thành viên của Tổ cũng có những ấn tượng đặc biệt lần đầu tiên ở Hải Dương trong vụ dịch đặc biệt này. Làm việc không mệt mỏi,  làm xuyên đêm thậm chí quên giao thừa và cũng chỉ kịp gọi chúc mừng gia đình bằng điện thoại sáng mồng 1 tết. Với anh niềm vui nhất là dập được dịch cho Hải Dương là bảo vệ được thành trì cho các tỉnh thành khác trong cả

 

Chiến thắng diệt giặc Covid-19  là cả hệ thống chính trị, mọi lực lượng, sự đồng lòng của người dân, của những cán bộ y tế trong đó không thể thiếu đó là công sức của những “trinh sát” thầm lặng./.

                                                                                                                                                                                                                          Đức Thành


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
TIN TỨC - SỰ KIỆN